Khổ Sâm: Vị thuốc quý giúp chữa tiêu hóa kém, chống rối loạn nhịp tim

Khổ sâm là vị dược liệu khá quen thuộc với nhiều người dùng, được sử dụng trong nhiều bài thuốc, đặc biệt là trong bài thuốc giúp chữa tiêu hóa kém hay chống rối loạn nhịp tim. Tuy nhiên, cụ thể loại thuốc này có công dụng như thế nào và sử dụng ra sao thì không phải ai cũng biết. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu toàn bộ những thông tin này.

Đặc điểm của khổ sâm

Khổ sâm có tên khoa học là Folium Tonkinenis, chúng thuộc họ cây bụi, bộ phận dùng để chữa bệnh của loại dược liệu này là lá. Thông thường, một cây khổ sâm có chiều cao vào khoảng từ 1 đến 1,2m. Lá của khổ sâm mọc theo dạng đơn lẻ, chúng có thể mọc cạch hoặc cũng có thể mọc gần như đối, cũng có khi sẽ mọc thành dạng vòng giả, mỗi vòng gồm có 3 đến 6 lá. Lá của khổ sâm rất dễ phân biệt, chúng có hình mũi mác với chiều dài trong khoảng từ 5 đến 6cm, rộng 2 đến 3cm, mép lá nguyên, không có dạng răng cưa. Mặt dưới của khổ sâm có màu trắng bạc với lớp óng ánh đẹp mắt, Mặt trên của lá thường có màu xanh nhạt, trên bề mặt có long hình khiên. Đến khi lá khô đi, phần màu trắng bạc ở bên dưới mặt lá sẽ càng lộ rõ hơn, mặt trên của lá lại bắt đầu chuyển sang màu nâu đen, đây cũng là một trong những đặc điểm giúp người dùng nhận biết loại dược liệu này một cách dễ dàng hơn.

Hoa khổ sâm mọc theo cụm, thường sẽ mọc ở phần kẽ lá hoặc ở phần đầu cành. Một bông hoa khổ sâm đực thông thường gồm có 5 lá dài và 3 vòi nhị. Quả khổ sâm được chia làm 3 mảnh vỏ với màu hơi đỏ. Loại cây này thường mọc hoang, cũng có khi chúng được trồng để làm cảnh, đặc biệt được trồng nhiều ở các tỉnh thuộc phía Bắc Việt Nam. Cũng chính vì thế mà loại cây này còn được người ta gọi là khổ sâm Bắc Bộ. Lá khổ sâm trước khi sử dụng thường sẽ được phơi khô và sao vàng.

Công dụng của khổ sâm

Đối với các căn bệnh tiêu hóa:

Kinh nghiệm y học dân gian cho thấy, sử dụng khổ sâm có tác dụng vô cùng cao trong việc điều trị các căn bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, các căn bệnh viêm hay đau dạ dày, tá tràng đại tràng cũng như các chứng đầy hơi, trướng bụng hoặc ợ chua, ăn uống khó tiêu,…

Người ta còn sử dụng khổ sâm để chữa trị các căn bệnh liên quan đến dạ dày, đặc biệt khi kết hợp với các vị thuốc tốt cho dạ dày khác như dạ cẩm thì hiệu quả sử dụng sẽ càng được nâng cao. Người bệnh dạ dày sẽ không còn gặp phải các chứng đau quặn thắt do viêm, loét.

Ngoài ra, dân gian cũng sử dụng lá khổ sâm để chữa trị bệnh kiết lỵ. Có thể kết hợp cùng với một số dược liệu khác để cho tác dụng cao hơn như: Cỏ sữa lớn, lá phèn đen hoặc vỏ cây mức hoa trắng.

Công dụng của khổ sâm với việc chống rối loạn nhịp tim:

Khổ sâm có khả năng giúp chống rối loạn nhịp tim, tăng thời gian dẫn chuyền nhịp tim và làm giảm kích thích cơ tim. Các nghiên cứu đã chỉ ra, cơ chế ổn định nhịp tim của khổ sâm được thực hiện là nhờ dược liệu này có chứa thành phần ức chế cơ tâm nhĩ.

Liều lượng sử dụng và lưu ý khi sử dụng khổ sâm

Theo như các thầy thuốc, liều lượng để sử dụng khổ sâm an toàn và hiệu quả nhất là khoảng 10 đến 12g dược liệu dưới dạng thuốc sắc.

Khi sử dụng khổ sâm, người dùng cần lưu ý một số điều sau:

  • Nên tuân theo liều lượng trong các bài thuốc để có được hiệu quả sử dụng cao nhất.
  • Khi dùng thì cần phải phân biệt rõ khổ sâm nhắc đến trong bài, dùng để chữa bệnh là khổ sâm cho lá, tránh nhầm lẫn với khổ sâm cho quả và khổ sâm cho rễ.
  • Nếu như đang sử dụng các loại thuốc khác thì nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi dùng.
  • Cũng nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi dùng khổ sâm nếu như đang trong lộ trình chữa căn bệnh khác.

Bài thuốc sử dụng khổ sâm

Dùng khổ sâm chữa bệnh dạ dày: Sử dụng 12g lá khổ sâm sao vàng, 50g lá khôi, 20g lá bồ công anh sắc lên uống. Sử dụng sau bữa ăn để có hiệu quả tốt nhất. Có thẻ uống liền vài 3 tuần rồi sau đó nghỉ vài ngày rồi lại tiếp tục sử dụng.

Bài thuốc dùng khổ sâm để chữa rối loạn nhịp tim: 30g khổ sâm, 30g ích mẫu, 6g chích thảo, sắc cùng với 600ml nước cho đến khi còn lại 200ml. Mỗi ngày sắc uống lấy 1 thang, uống làm 3 lần trong ngày.

Bài thuốc giúp trị bệnh động mạch vành và ngoại tâm thu, viêm cơ tim: Dùng các vị thuốc theo tỉ lệ: 1 phần khổ sâm, 1 phần hoa hồng và 0,6 phần chích thảo. Xay mịn các vị dược liệu để làm thành viên nặng 0,5g, mỗi lần sử dụng 3 viên, một ngày dùng 3 lần.

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi tổng hợp được về tác dụng của khổ sâm đối với bệnh đường tiêu hóa và rối loạn nhịp tim. Mong rằng bài viết đã cung cấp được những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu như còn có bất kỳ thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tận tình.

Đăng bởi Onplaza - Thế giới dinh dưỡng

Onplaza là đơn vị liên tục cung cấp: Nhân sâm, Sâm ngọc linh, Đông trùng,Yến sào, an cung, herbalife, mật ong, bình rượu, nhụy hoa nghệ tây, Nấm linh chi, Nhung hươu, Tăng giảm cân,.v.v..v Các sản phẩm sâm ngày càng đa dạng và phong phú

Bình luận về bài viết này

Tạo trang giống vầy với WordPress.com
Tham gia